Nội dung chính
- 1 1. Tác hại của thuốc lá trực tiếp với người sử dụng
- 2 2. Tác hại của thuốc lá với người xung quanh
- 3 3. Tác hại của thuốc lá với môi trường
- 4 4. Các bước cai thuốc lá thành công
- 5 5. Những mẹo cai thuốc lá cực nhanh, hiệu quả
- 6 6. Boni-Smok, Bí quyết bỏ thuốc lá nhanh chóng chỉ sau 3-7 ngày
- 6.1 Phản hồi của khách hàng về hiệu quả giúp bỏ thuốc lá của Boni-Smok
- 6.1.1 => Anh Trương Văn Song (41 tuổi, địa chỉ tại tổ 2, ấp 3B, xã Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước, đt 0965.069.533)
- 6.1.2 => Chú Chử Văn Hưng, 50 tuổi, địa chỉ tại số 54, Vân Trì, Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội, đt 0986.725.020
- 6.1.3 => Anh Lê Văn Dũng (40 tuổi, ở ấp 1, xã Hòn Tre, huyện Tiên Hải, tỉnh Kiên Giang, Điện thoại: 0947.380.249)
- 6.2 Muốn bỏ thuốc lá thành công, chỉ cần đặt niềm tin vào Boni-Smok
- 6.1 Phản hồi của khách hàng về hiệu quả giúp bỏ thuốc lá của Boni-Smok
Hằng năm, những con số thống kê liên quan đến thuốc lá chưa bao giờ khiến chúng ta ngừng bàng hoàng và lo sợ cả. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có đến gần 40,000 trường hợp tử vong vì các bệnh do thuốc lá gây ra. Cùng với đó tổng chi phí người Việt bỏ ra cho tiêu dùng thuốc lá lên tới 22,000 tỷ đồng.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về các tác hại cụ thể của thuốc lá và những mẹo cai thuốc lá nhanh chóng mà lại an toàn, không tác dụng phụ !
1. Tác hại của thuốc lá trực tiếp với người sử dụng
Những người nghiện thuốc lá, hút thuốc lá thường xuyên luôn là đối tượng nằm trong danh sách nguy hiểm, có nguy cơ đối diện với hàng loạt các mối nguy hại với sức khỏe.
Gần như tất cả các cơ quan bộ phận trong cơ thể của người sử dụng đều chịu ảnh hưởng xấu của thuốc lá: từ hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa đến hệ thần kinh, hệ sinh sản và sinh dục… Thời gian hút thuốc càng nhiều thì cơ thể sẽ càng bị “tàn phá” nặng nề.
Tác hại của thuốc lá với hệ hô hấp
Khi hút thuốc lá, hệ hô hấp chính là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên và cũng là nặng nề nhất. Hàng ngàn hóa chất độc hại trong thuốc lá tác động làm suy yếu và phá hủy niêm mạc đường hô hấp. Dần dần theo thời gian một loạt các bệnh lý nguy hiểm sẽ xảy ra như:
+ Khí phế thũng: sự phá hủy của các túi khí trong phổi.
+ Viêm phế quản mạn tính: tình trạng viêm nhiễm xảy ra liên tục tại phế quản.
+ Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, bệnh nhân luôn cảm thấy khó thở và có thể bị suy hô hấp.
+ Ung thư phổi: Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư phổi. Đây là bệnh lý đáng sợ nhất do thuốc lá gây ra với tỷ lệ tử vong ở mức rất cao.
Tác hại của thuốc lá với hệ tuần hoàn
Khi hút thuốc lá, hệ tuần hoàn hay tim mạch chính là bộ phận phải chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 2 chỉ sau hệ hô hấp. Các thống kê dịch tễ học trên thế giới đã đều cho thấy rằng thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch.
Các hóa chất trong thuốc lá làm tổn thương thành động mạch, dễ làm cholesterol xấu lắng đọng và hình thành nên các mảng xơ vữa. Theo thời gian, các mảng xơ vữa tích tụ lại khiến động mạch bị thu hẹp, cản trở luồng máu lưu thông. Xơ vữa động mạch chính là một trong những yếu tố gây ra cơn đau tức ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ…
Bên cạnh đó, khói thuốc lá còn chứa chứa khí CO (carbon monoxit). Hít phải khí CO sẽ làm lượng oxi trong máu bị sụt giảm và tim sẽ phải hoạt động mạnh hơn bình thường để bù đắp lượng oxi thiếu hút. Từ đó nhiều biến chứng nguy hiểm có thể sẽ xảy ra theo thời gian.
Ngoài ra nicotine trong khói thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh và huyết áp tăng cao…
Tác hại của thuốc lá với hệ thần kinh
Thành phần trong khói thuốc lá tác động mạnh mẽ nhất đến hệ thần kinh trung ương là nicotine. Đây là chất gây nghiện chính của thuốc lá khiến cho người hút thuốc lá một thời gian sẽ bị nghiện và khó bỏ được.
Sau khi hút thuốc chỉ cần một thời gian ngắn thôi là nicotine có thể đến não của bạn, kích thích tỉnh táo và khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn. Tuy nhiên sau đó hiệu ứng này nhanh chóng mất đi và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải nhiều hơn.
Quá trình lặp đi lặp lại việc đưa vào cơ thể 1 lượng nicotin nhất định sẽ hình thành hiện tượng lệ thuộc. Cơ thể sẽ quen dần với sự hiện diện của nicotin và khi thiếu nó, hàng loạt các biểu hiện khó chịu sẽ xảy ra (tâm trạng bứt rứt, lo lắng, suy giảm nhận thức, đau đầu, khó ngủ…). Và đó cũng chính là những biểu hiện của hội chứng cai thuốc lá mà những ai muốn bỏ thuốc đều phải vượt qua được thì mới thành công.
Tác hại của thuốc lá với hệ tiêu hóa
Theo nghiên cứu, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư hầu hết các cơ quan trong hệ tiêu hóa bao gồm: miệng, vòm họng, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan…
Bên cạnh đó, thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như: viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, bệnh Crohn, polyp đại tràng, viêm tụy… và có thể làm các bệnh lý về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…) trở nên nghiêm trọng hơn.
Tác hại của thuốc lá với cơ quan sinh sản, sinh dục
Thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch cũng như khả năng tuần hoàn, lưu thông khí huyết nên cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ sinh dục và sinh sản. Hơn nữa những hóa chất trong thuốc lá có thể là tác nhân gây rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết hormon trong cơ thể của cả nam giới và nữ giới.
Do đó, người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề sau đây:
+ Đối với nam giới: suy giảm ham muốn tình dục, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, suy giảm chất lượng tinh trùng….
+ Đối với phụ nữ: suy giảm ham muốn tình dục, giảm tiết dịch âm đạo, giảm khả năng bôi trơn, không đạt được cực khoái khi quan hệ và có thể bị mãn kinh sớm.
Một số tác hại khác của thuốc lá
Ảnh hưởng đến da: Việc hút thuốc lá thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa xảy ra sớm hơn, da dễ bị nhăn nheo, nám, sạm… Đặc biệt, 1 nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hút thuốc sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy (ung thư da).
Ảnh hưởng đến tóc: đặc biệt là với nam giới. Theo nghiên cứu, nam giới nghiện thuốc lá lâu năm có khả năng bị rụng tóc, hói và bạc tóc rất cao.
Ngoài ra thuốc lá còn ảnh hưởng đến hoạt tính của hormon điều hòa đường huyết – insulin ở trong cơ thể. Những người hút thuốc sẽ có nhiều khả năng bị kháng insulin và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ tăng lên rất nhiều.
Đối với người đã mắc bệnh tiểu đường mà còn có thói quen hút thuốc lá thì các biến chứng sẽ có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn so với những người không hút thuốc.
2. Tác hại của thuốc lá với người xung quanh
Thuốc lá không chỉ gây hại cho người trực tiếp sử dụng mà nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của những người xung quanh.
Khi 1 người hút thuốc chỉ có 20% lượng khói được đưa vào trong phổi (luồng khói chính), còn 80% còn lại sẽ được thải ra không khí bên ngoài (luồng khói phụ). Nếu đứng gần những người hút thuốc lá thì gần như chắc chắn bạn sẽ hít phải phần khói phụ đó. Và hiện tượng 1 người vô tình hít phải khói thuốc lá trong không khí được gọi là hút thuốc thụ động.
Theo ước tính, những người hút thuốc lá thụ động thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch tăng lên 10%, bệnh phổi tăng 25%, và nguy cơ đột quỵ tăng lên đến 82%.
Nếu những đối tượng hút thuốc lá thụ động là phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em thì sẽ thật sự đáng lo ngại. Việc tiếp xúc nhiều với người hút thuốc lá sẽ khiến trẻ em có nguy cơ cao bị viêm phổi, ung thư, hen suyễn, viêm phế quản,… Còn phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc các bệnh lý dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, thai nhi có thể sẽ mang theo mầm bệnh phổi, hen suyễn và có thể cả bệnh tim nữa…
Khoảng 7 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm có liên quan đến thuốc lá – Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO). Đặc biệt trong đó có đến gần 900,000 trường hợp không trực tiếp hút thuốc lá mà chỉ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.
Không chỉ dừng lại ở đó thuốc lá còn tác động xấu đến cả môi trường và là nguyên nhân làm ô nhiễm không khí nữa.
3. Tác hại của thuốc lá với môi trường
Các nhà khoa học cho biết: mức độ gây ô nhiễm không khí phát ra từ thuốc lá lớn hơn gấp 10 lần so với khí thải từ xe hơi. Trong khói thuốc lá có đến hàng ngàn các hóa chất độc hại và khi thải ra môi trường sẽ là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm bầu không khí.
Các đầu lọc thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng tạo ra một khối lượng rác thải khổng lồ, ước tính mỗi năm có tới 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá được thải ra ngoài môi trường. Tàn thuốc lá còn là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng và hỏa hoạn lớn nữa.
Bên cạnh đó việc sản xuất thuốc lá cũng gây ra vô vàn tác hại với môi trường sống của chúng ta:
+ Trồng cây thuốc lá phải sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất độc hại có trong thuốc thẩm thấu, tích tụ gây ô nhiễm nguồn nước, đất…
+ Mỗi năm, ước tính có khoảng 1,4% diện tích rừng bị tàn phá để lấy gỗ sấy thuốc lá, xây lò sấy, làm giấy cuốn thuốc lá và bao bì đựng thuốc lá.
+ Hơn nữa quá trình sản xuất thuốc lá cũng có nhiều chất thải công nghiệp được thải ra ngoài môi trường.
Chính vì vậy để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, đồng thời góp phần vào xây dựng một thế giới trong lành không có khói thuốc, những người đang hút thuốc hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ !
4. Các bước cai thuốc lá thành công
Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp muốn bỏ thuốc lá nhưng mà bỏ mãi không được, thậm chí có trường hợp đã bỏ được 1 thời gian nhưng lại tái hút trở lại. Do đó để cai thuốc lá thành công, chấm dứt sự phụ thuộc vào thuốc lá thì bạn phải áp dụng đúng phương pháp.
Dưới đây là quy trình 3 bước bạn cần thực hiện để cai thuốc lá thành công:
+ Bước 1 – chuẩn bị tâm lý: trước tiên bạn cần chuẩn bị tâm lý vững vàng chuẩn bị đương đầu với 1 khoảng thời gian cực khổ để cai thuốc. Bạn phải thực sự quyết tâm thay đổi, tạo dựng lòng tin rằng mình sẽ thành công. Hãy liệt kê tất cả các lý do mà khiến bạn phải bỏ thuốc ngay lập tức: ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và những người xung quanh, giảm tuổi thọ, bất lịch sự, hôi miệng, đen răng, tốn kém tiền bạc…
+ Bước 2 – tiến hành thực hiện: bạn nên giảm dần số điếu thuốc hút hằng ngày. Hãy giảm 1 cách từ từ mỗi ngày 1 ít, đừng đột ngột bỏ hút thuốc ngay trong 1 ngày sẽ khiến bạn gặp phải hội chứng cai thuốc lá mạnh mẽ. Đồng thời luyện tập cho mình những thói quen tích cực để thay thế cho thói quen hút thuốc như: đi bộ, nghe nhạc, chơi thể thao, đọc sách… Dần dần số điếu thuốc mỗi ngày sẽ giảm và không còn nữa.
+ Bước 3 – tránh tái nghiện: sau khi bỏ thuốc lá rồi, bạn tuyệt đối không được hút thuốc lá trở lại dù là bất kỳ lý do nào. Hãy từ chối với mọi lời mời mọc hay cám dỗ từ bên ngoài để tránh tái nghiện thuốc lá.
5. Những mẹo cai thuốc lá cực nhanh, hiệu quả
Để tăng thêm khả năng bỏ thuốc lá thành công cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian thì bạn nên áp dụng một số mẹo cai thuốc lá ở dưới đây:
Đánh răng khi thèm thuốc lá
Mỗi khi muốn hút thuốc lá hay cơn thèm thuốc lá đến, bạn có thể đi đánh răng. Mẹo cai thuốc lá này sẽ giúp làm sạch khoang miệng, đồng thời làm sao nhãng đi tâm trí và sẽ làm mất đi cơn thèm thuốc lá.
Trong kem đánh răng có nhiều chất có tính kháng khuẩn làm loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng được sản sinh trong quá trình hút thuốc. Hơn nữa trong kem đánh răng có mùi vị bạc hà tạo cảm giác thư thái sảng khoái giúp quên đi mùi vị thuốc lá.
Tuy nhiên cách này không thể áp dụng nhiều vì đánh răng nhiều lần trong ngày sẽ gây hại cho răng và lợi, hơn nữa điều này khó thực hiện khi bạn đang đi làm. Do đó bạn có thể dùng biện pháp khác thay thế như nhai kẹo cao su không đường hay ngậm lá bạc hà…
Sử dụng 1 mẩu quế
Đây là cách cai thuốc lá đơn giản mà lại hiệu quả vô cùng. Mỗi khi muốn hút thuốc lá bạn chỉ cần ngậm 1 mẩu quế nhỏ trong miệng hoặc hít thở với 1 thanh quế trước mũi. Hương thơm của quế có tác dụng làm tăng hoạt động của trí não, giảm căng thẳng thần kinh, giúp tinh thần thư thái thoải mái, làm giảm cơn thèm thuốc lá.
Uống nhiều nước
Uống nước cũng là cách giúp cai thuốc lá tốt, làm giảm cơn thèm thuốc lá. Bất kể khi nào bạn muốn hút thuốc thì hãy uống nước để tạm quên đi thói quen đó. Bạn nên uống nước chia thành nhiều ngụm nhỏ sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Nước còn giúp cơ thể thanh lọc nhiều chất độc hại có trong thuốc lá và nhất là nicotin – chất gây nghiện chính.
Tập thể dục
Một mẹo nữa giúp bỏ thuốc lá đơn giản là tập thể dục. Khi cơn thèm thuốc lá xuất hiện hãy hít đất, vận động đi lại hay tập thể dục, thể thao. Điều này sẽ khiến cho cả cơ thể và tâm trí hướng sang một hoạt động khác làm quên đi cảm giác muốn hút thuốc. Hơn nữa tập thể dục còn là cách rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất, thư giãn tinh thần, giúp thoải mái đầu óc.
Tập hít thở sâu
Hít thở sâu, đặc biệt là trong bầu không khí trong lành sẽ giúp cho phổi được thanh lọc, vừa làm mất đi cảm giác thèm thuốc lá, vừa giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Hơn nữa nếu kết hợp hít thở sâu với thiền sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nữa. Thiền giúp giảm căng thẳng, giảm cảm giác thèm muốn nicotine, giúp bạn bình bĩnh để nhìn nhận bản thân, hành động một cách nghiêm túc và đúng đắn hơn.
6. Boni-Smok, Bí quyết bỏ thuốc lá nhanh chóng chỉ sau 3-7 ngày
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn vì không chắc chắn thành công khi áp dụng các phương pháp kể trên thì bạn nên dùng Nước súc miệng thảo dược Boni-Smok giúp bỏ thuốc lá hiệu quả trong mọi trường hợp. Chỉ cần muốn bỏ thuốc lá và kết hợp sử dụng Boni-Smok đúng cách bạn sẽ thành công.
Các thành phần trong Boni-Smok đều được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên bao gồm: kim ngân hoa, bồ công anh, cúc hoa, quế… rất an toàn lành tính, không gây ra các tác dụng phụ có hại cho người sử dụng.
Hiệu quả của Boni-Smok đến từ cơ chế tác dụng của các thảo dược phản ứng với nicotin trong thuốc lá tạo nên 1 vị đắng rất khó chịu , thay đổi hoàn toàn mùi vị của thuốc lá người hút sẽ mất cảm giác ngon khi dùng thuốc lá và cắt cơn thèm thuốc lá.
Mỗi ngày chỉ cần súc miệng với Boni-Smok đều đặn 5-6 lần là bạn sẽ bỏ thuốc lá nhanh chóng chỉ sau 3-7 ngày. Bởi vì sau khi súc miệng rồi hút điếu thuốc đầu tiên Boni-Smok có tác dụng ngay lập tức và trong vòng 2 giờ sau đó nếu bạn không ăn uống hay tráng miệng bằng nước thì hút những điếu tiếp theo vẫn sẽ thấy vị đắng của thuốc lá.
Công dụng của nước súc miệng thảo dược Boni-Smok
Phản hồi của khách hàng về hiệu quả giúp bỏ thuốc lá của Boni-Smok
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Boni-Smok đã giúp hàng trăm ngàn người Việt Nam bỏ thuốc lá thành công. Dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu nhất:
=> Anh Trương Văn Song (41 tuổi, địa chỉ tại tổ 2, ấp 3B, xã Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước, đt 0965.069.533)
Anh hút thuốc lá hơn 20 năm, trung bình 1 ngày hút 1 bao, nếu có thêm trà và café thì có thể 2 bao mỗi ngày. Sau lần đầu tiên sử dụng Boni-Smok, thay vì mùi vị thơm ngon như mọi lần giờ anh thấy không chỉ có vị đắng mà còn buồn nôn rất khó chịu. Sau 3 ngày anh đã bỏ thuốc lá thành công.
=> Chú Chử Văn Hưng, 50 tuổi, địa chỉ tại số 54, Vân Trì, Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội, đt 0986.725.020
Chú hút thuốc lá 34 năm, ban đầu là thuốc lào sau đó chuyển sang thuốc lá, mỗi ngày 1 bao và nhiều hơn cũng có. Chú đã nhiều lần tự bỏ thuốc lá nhưng không thành công. Khi dùng Boni-Smok, chú bỏ thuốc lá quá dễ dàng, mỗi ngày chú súc miệng có 3-4 lần, dùng chưa hết 1 chai boni-Smok đã bỏ thành công.
=> Anh Lê Văn Dũng (40 tuổi, ở ấp 1, xã Hòn Tre, huyện Tiên Hải, tỉnh Kiên Giang, Điện thoại: 0947.380.249)
Anh nghiện thuốc lá 10 năm nay, mỗi ngày 1 bao hoặc hơn. Dùng Boni-Smok để bỏ thuốc lá, sau 1 ngày anh bỏ được 25% số điếu, sau 2 ngày là 70% và sau 3 ngày anh đã chấm dứt hoàn toàn việc hút thuốc, mặc dù vẫn thèm nhưng không cần sử dụng Boni-Smok nữa. Và sau 5 ngày là hết hẳn cơn thèm, mất chưa tới 1 chai Boni-Smok.
Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp bạn hạ quyết tâm cai thuốc lá và thực hiện kế hoạch ngay hôm nay. Chúc bạn thành công !
>>> Xem thêm:
- Sản phẩm cai thuốc lá nào hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay
-
Muốn bỏ thuốc lá thành công, chỉ cần đặt niềm tin vào Boni-Smok
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY