Trang chủ Kiến thức bệnh học Tìm hiểu về cây thuốc lào, hút thuốc lá hay thuốc lào có hại hơn?

Tìm hiểu về cây thuốc lào, hút thuốc lá hay thuốc lào có hại hơn?

 

   Ở Việt Nam, không chỉ có thuốc lá mà thuốc lào cũng được sử dụng vô cùng phổ biến. Chúng đều được nhận biết chung là gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, chính vì thế có một băn khoăn hay được nhiều người đặt ra đó là: “Hút thuốc lá hay thuốc lào có hại hơn?”. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu về cây thuốc lào cũng như tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên thông qua những nội dung ngay sau đây.

 

Tìm hiểu về cây thuốc lào, hút thuốc lá hay thuốc lào có hại hơn?

 

Tìm hiểu về cây thuốc lào và thói quen hút thuốc lào

   Cây thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana rustica L, là một loài thực vật thuộc chi Thuốc lá (Nicotiana), họ Cà (Solanaceae). Cây thuốc lào thuộc loại thân thảo, mọc quanh năm, cao chừng 1 mét.

   Cây thuốc lào được trồng chủ yếu để hút theo tập quán của người Việt vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngày nay, nó đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên toàn quốc nhưng chỉ vài vùng được xem là cho sản phẩm thuốc lào nổi tiếng như Hải Phòng, Thanh Hóa.

 

Cây thuốc lào

 

   Hút thuốc lào là một tập quán có từ lâu đời ở nước ta, thậm chí còn sớm hơn thuốc lá rất nhiều, xuất hiện ngay từ cuối thế kỷ 18. Thuốc lào sau khi gieo trồng và thu hoạch chủ yếu được chế biến thủ công, lá được rửa, lau sạch sau đó được thái, xắt nhỏ ra, phơi khô rồi hồ để tiện cho việc đóng thành bánh. Hút thuốc lào sử dụng dụng cụ gọi là điếu, có 3 loại điếu chính:

  • Điếu cày: thân điếu hình ống (bằng tre, nứa, kim loại nhẹ) dài khoảng 40 – 60cm, một đầu của thân điếu phải kín để thân điếu có thể chứa nước, đầu kia hở dùng để hút. Vị trí gần phía đầu kín của thân điếu được khoan một lỗ gọi là nõ điếu để tra thuốc lào vào hút.
  • Điếu bát: gồm có bát điếu (bằng gốm, sứ) là nơi chứa nước, nõ điếu lắp ở phía trên. Điếu bát không thuận lợi khi mang xách nên thường dùng để hút ở nhà.
  • Điếu ống chạm bạc còn gọi là điếu dóng: tương tự điếu cày nhưng ngắn và to hơn, làm bằng gỗ quý, xương ống của động vật hoặc bằng ngà… Loại điếu này hiện nay hầu như không còn được sử dụng để hút thuốc lào nữa.

 

Hình ảnh của điếu bát

 

   Sợi thuốc lào được vê tròn lại thành viên kích cỡ như đầu ngón tay út và tra vào nõ điếu. Sau đó dùng lửa để đốt cho thuốc cháy tạo thành khói đồng thời dùng miệng để hút. Khói thuốc lào đã được làm giảm nhiệt và lọc bớt một số chất nhờ đi qua nước chứa trong thân điếu.

   Hút thuốc lào còn có thể gây say, cảm giác này mạnh đến mức người mới hút hoặc hút vào buổi sáng vẫn có thể bị mất thăng bằng, nếu tư thế ngồi hút không vững rất dễ bị ngã – một hiện tượng rất hiếm gặp ở những người hút thuốc lá. Thế nên dân gian mới có câu “say như điếu đổ”.

 

Hút thuốc lá hay thuốc lào có hại hơn?

Cả thuốc lá và thuốc lào đều gây nghiện

   Cây thuốc lào thuộc cùng chi, cùng họ với cây thuốc lá (Nicotiana tabacum L). Thực tế thì hai loại cây này có nhiều đặc điểm giống nhau, từ hình thái bên ngoài cho đến thành phần hóa học, đặc biệt phải kể đến đó là hợp chất nicotine. Tuy nhiên, hàm lượng nicotine trong cây thuốc lào là khoảng 2 – 10%, cao hơn nhiều so với hàm lượng trong cây thuốc lá (0,6 – 3%). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nicotine chính là nguyên nhân khiến hút thuốc lá trở thành một trong những thói quen xấu khó bỏ hàng đầu. Cùng căn nguyên đó thế nên điều này này hoàn toàn tương tự với hút thuốc lào.

   Khi hút thuốc lá hoặc thuốc lào, nicotine hấp thụ vào cơ thể qua da, miệng, niêm mạc mũi và phổi. Sau khi hút thuốc được 7 – 15  giây, nicotine sẽ nhanh chóng được truyền đến não bộ người hút, tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine, gây bài tiết adrenalin (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và ức chế tiết dịch vị dạ dày). Tác dụng này xảy ra tương tự như khi dùng thuốc phiện heroin hoặc cocaine. Khi đó người hút sẽ có cảm giác sảng khoái, yêu đời, thư giãn, tăng khả năng tập trung, tăng hiệu quả hoạt động trí óc. Cả thể chất lẫn tâm lý người hút đều dần bị lệ thuộc vào cái cảm giác này, và đó chính là cơ chế gây nghiện của cả thuốc lá lẫn thuốc lào.

Cả thuốc lá và thuốc lào đều chứa nhiều chất độc hại

   Theo nghiên cứu, thuốc lào khi cháy sẽ tạo ra gần 60 loại chất độc khác nhau, trong đó đặc biệt nguy hiểm phải kể đến là benzopyren và poloni-20, đây đều là chất độc được xếp vào nhóm gây ung thư mạnh.

   Còn đối với thuốc lá, theo công bố mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, trong khói thuốc lá có tới 7000 chất độc hại, trong số đó có 70 chất là tác nhân gây ung thư. Điển hình có thể kể tới như: axton (chất tẩy thuốc đánh móng tay), DDT (thuốc trừ sâu), Toluene (dung môi công nghiệp), Butan (khí gas),…

   Như vậy, không thể khẳng định rằng hút thuốc lá hay thuốc lào có hại hơn. Dù thuốc lá hay thuốc lào thì đều có khả năng gây nghiện mạnh, chứa nhiều độc tố. Chúng đều là những “sát thủ giết người” nguy hiểm khi mà có khả năng gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng tương tự nhau như: ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư đại tràng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Trong thực tế, thuốc lá và thuốc lào gây hại đến đâu còn tùy thuộc vào đối tượng sử dụng, lượng hút nhiều hay ít và thời gian sử dụng dài hay ngắn.

 

Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc lá, thuốc lào

 

   Vì thế điều mà chúng ta nên làm không phải là quan tâm xem hút thuốc lá hay thuốc lào có hại hơn mà cần tránh sử dụng chúng. Với những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì cần sớm tìm những biện pháp giúp bỏ triệt để, nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như người thân xung quanh mình.

   Để bỏ hút thuốc lá, thuốc lào đầu tiên bạn cần có sự thay đổi trong tư tưởng, có một quyết tâm thực sự. Sau đó bạn nên sử dụng thêm những biện pháp hỗ trợ để giúp bạn vượt qua cảm giác chật vật, khó chịu, thèm thuốc một cách dễ dàng hơn. Hiện nay trên thị trường, có một giải pháp thực hiện được điều này, giúp bỏ được cả thuốc lá và thuốc lào với hiệu quả nổi bật đó chính là Boni-Smok.

 

Boni-Smok – nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá và thuốc lào từ thảo dược

   Boni-Smok là sản phẩm nước súc miệng thảo dược giúp bỏ thuốc lá, thuốc lào nhanh chóng, dễ dàng vượt trội hàng đầu trên thị trường hiện nay. Sản phẩm không những có thành phần thảo dược an toàn, cơ chế tác dụng đặc biệt mà còn có hiệu quả đã được chứng minh qua lâm sàng.

   Boni-Smok có thành phần gồm các thảo dược tự nhiên: cúc hoa, kim ngân hoa, bồ công anh và tinh dầu quế. Cơ chế và cách dùng của loại nước súc miệng này rất đặc biệt:

  • Khi thấy thèm thuốc, bạn hãy lấy 25-30 ml nước súc miệng Boni-Smok ra súc sâu và kĩ trong khoang miệng khoảng 1 phút, nhổ ra sau đó sử dụng ngay điếu thuốc. Khi đó nước súc miệng thảo dược này bám đều tại niêm mạc khoang miệng – hầu họng sẽ tác động với khói thuốc khiến cho khói thuốc trở nên đắng ngắt và vô cùng khó chịu. Điều này sẽ khiến bạn trở nên e sợ khói thuốc và không còn thèm thuốc nữa.
  • Mỗi ngày làm như vậy khoảng 5-7 lần là bạn đã có thể bỏ được 5-7 điếu thuốc mỗi ngày. Cứ đều đặn như vậy là chỉ sau 3-7 ngày bạn đã có thể bỏ hoàn toàn thuốc lá, thuốc lào. Phương pháp hỗ trợ này phù hợp với phương hướng bỏ thuốc từ từ, giúp người hút cắt được cơn thèm thuốc, giảm tối đa ảnh hưởng của hội chứng cai thuốc, khiến quá trình bỏ thuốc nhẹ nhàng hơn, không bị bứt rứt, khó chịu, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ,…như khi tự bỏ thuốc. Như vậy, chỉ cần bạn thực sự muốn bỏ thuốc và sử dụng Boni-Smok đúng cách là chắc chắn sẽ thành công.

   Boni-Smok là sản phẩm giúp bỏ thuốc lá, thuốc lào đầu tiên và duy nhất trên thị trường được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và được Bộ y tế cấp phép.

   Những người tham gia thử nghiệm được chẩn đoán nghiện thuốc lá theo tiêu chuẩn DSM – IV của Tổ chức Y tế thế giới, có thời gian nghiện thuốc lá ít nhất 06 tháng trở lên. Kết quả cho thấy:

   Những người nghiện thuốc lá sử dụng Boni-Smok sau 7 ngày, những triệu chứng như thèm thuốc, cáu gắt, lo lắng, căng thẳng đều được cải thiện rất tốt.

   Đặc biệt 72,7% số người nghiện thuốc đã bỏ thuốc lá thành công chỉ sau 1 tuần. 26,3% còn lại là những người nghiện thuốc lá lâu năm, cần nhiều hơn 1 tuần để bỏ thuốc thành công với nước súc miệng Boni-Smok. Trong quá trình thử nghiệm, không có bất kỳ ai gặp phải tác dụng phụ nào.

 

 

   Hiện tại, đây là phương pháp giúp bỏ thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ thành công cao nhất trên thị trường. Sản phẩm đã được chứng nhận và cấp phép bởi Bộ Y tế Việt Nam. Bạn có thể tìm thấy tại các hiệu thuốc tây lớn trên toàn quốc. Kể từ khi xuất hiện, Boni-Smok đã liên tục nhận được sự tin tưởng và công nhận đến từ rất nhiều người dùng, điển hình như chia sẻ của vị khách hàng sau đây.

   Chia sẻ của khách hàng

   Là một người nghiện nặng cả thuốc lá lẫn thuốc lào suốt 40 năm, chú Lê Văn Sinh, 60 tuổi (trú tại thôn Đức Nghĩa, xã Đrăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) có những chia sẻ:

 

Chú Lê Văn Sinh (60 tuổi)

   “Chú nghiện hút thuốc nặng, cả thuốc lá hay thuốc lào gì chú đều hút cả, ra ngoài thì thuốc lá, về nhà lại thuốc lào. Cứ mỗi ngày chú phải hút hết hơn bao thuốc lá còn thuốc lào lúc nào cũng phải sẵn một gói to ở nhà. Hút nhiều nên càng ngày càng lệ thuộc vào nó, tay chú không cầm điếu thuốc thì cảm giác thiếu thốn, bứt rứt lắm. Thế nên ngay cả lúc lên rẫy hay vào rừng cũng phải luôn kè kè điếu thuốc.

   Con gái chú biết bố nghiện hút thuốc nặng, tự bỏ không được nên mới tìm hiểu và mua về cho chú dùng nước súc miệng giúp bỏ thuốc Boni-Smok này. Nó bảo sản phẩm này là dạng nước súc miệng, thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên sử dụng rất an toàn, không lo tác dụng phụ gì cả. Cách dùng cũng rất đơn giản, thèm thuốc thì lấy Boni-Smok ra súc kỹ càng như súc miệng nước muối vậy, xong nhổ đi và hút ngay điếu thuốc.

   Mới đầu đọc cách dùng chú cũng thấy hơi lạ, nhưng chỉ với lần đầu tiên áp dụng thôi chú đã hiểu tại sao phải làm vậy. Sau khi súc miệng bằng Boni-Smok mà hút điếu thuốc vào thì cảm giác phải gọi là khủng khiếp, nó đắng ngặt và lợm giọng, dù thèm mấy chú cũng phải bỏ điếu thuốc đi vì càng hút càng khó chịu. Rồi cứ thế các cơn thèm thuốc của chú thưa dần, số điếu thuốc chú hút mỗi ngày cũng giảm đi. Dùng Boni-Smok hết gần 2 lọ, sau đúng 5 ngày là chú đã bỏ thuốc lá thành công, cho đến tận bây giờ chưa bao giờ hút lại.

   Bỏ thuốc xong, sức khỏe chú tốt lên trông thấy, không còn bị ho đờm khó thở như trước. Vợ chú cũng dành tình cảm và sự dịu dàng cho chú nhiều hơn, đúng là cả nhà cùng hạnh phúc.”

   Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về cây thuốc lào, nhận định chính xác hơn về tác hại của cả thuốc lá lẫn thuốc lào, đồng thời nắm bắt được biện pháp giúp bỏ hút thuốc hiệu quả. Mọi thắc mắc khác nếu có, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800 1044 để được tư vấn cụ thể.

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044

    * Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng